Thứ Ba tuần IV Mùa Chay
Ed 47,1-9.12; Ga 5,1-3a.5-16
Dẫn đầu lễ
Kính
thưa cộng đoàn! Hôm nay Tin mừng thuật lại cho chúng ta biết Chúa chữa lành cho
một người bị bại liệt đã 38 năm. Qua việc chữa lành này của Chúa, thay vì vui với
bệnh nhân vì họ được chữa lành, những người Do Thái lại tức giận và tìm cách bắt
bẻ Chúa vì đã vi phạm luật ngày Sa-bát. Qua đó, càng làm cho chúng ta một sự so
sánh: Giữa một bên là lệ luật, một bên là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Luật
chỉ đưa con người đến cái chết, còn Lòng Thương Xót thì cứu sống con người.
Dâng
Thánh lễ này chúng ta cầu nguyện cho mỗi người chúng ta luôn biết trông cậy vào
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua đó cũng biết thương xót và cảm thông cho
tha nhân như vậy, chứ đừng như các kinh sư và Pha-ri-siêu luôn trọng lề luật, bất
chấp tình người.
Giờ
đây, chúng ta cùng thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh.
NGUỒN NƯỚC CHỮA LÀNH
Tin
mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta câu chuyện Đức Giê-su chữa lành cho người bại
liệt 38 năm. Trong 38 năm trời, ngày nào ông ta cũng đến hồ Bết-da-tha với hy vọng
ai đó sẽ đưa anh xuống nước trước tiên, khi nước được các thiên thần khuấy lên.
Và như vậy, anh ta sẽ được chữa lành. Thật vậy, Tin mừng cho chúng ta biết “thỉnh
thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống
trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa cũng được khỏi.” (Ga 5, 4)
Không
biết trong vòng 38 năm đó có bao nhiêu lần các thiên thần xuống khuấy nước và
có bao nhiêu người được chữa lành. Nhưng con số 38 năm cho biết dường như mong
ước được chữa lành là vô vọng, không thể thực hiện được. Bởi trong văn hóa Do
thái, 40 năm để nói lên một đời người, một thế hệ. Chẳng hạn như dân Ít-ra-en
rong ruổi 40 năm trong sa mạc, nghĩa là thế hệ đầu tiên phải qua đi, thế hệ thứ
2 sau khi được thanh tẩy mới được vào Đất Hứa. Như vậy, người bệnh trong Tin Mừng
đã chờ đợi 38 năm, nghĩa là đã chờ đợi gần hết cả đời người.
Đang
khi sự hy vọng không còn nữa thì Đức Giê-su đến, Người chữa lành cho anh một
cách nhanh chóng và mau lẹ: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi” (Ga 5, 8),
không cần anh ta phải tin và chứng tỏ niềm tin như những lần làm phép lạ khác của
Chúa. Qua đó, chứng tỏ cho chúng ta rằng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn đi
bước trước, ngay cả khi chúng ta chưa sẵn sàng để đặt niềm tin vào Chúa, ngay cả
khi chúng ta chưa mở lời xin Chúa.
Cũng
giống như người đàn ông bị bại liệt trong Tin mừng, nhiều người trong chúng ta thường
tìm đến những nơi hành hương để xin ơn. Ở Việt nam chúng ta có nhiều nơi hành
hương nổi tiếng, trong số đó phải kể đến như: Đức Mẹ Lavang – Quảng Trị, Đức Mẹ
Măng Đen – Komtum, gần hơn chúng ta là các đến thánh Martin – Hố Nai, hay Đền
Thánh Giuse Công Chính hay cha Trương Bửu Diệp, và hiện đang rất nổi là Lòng
Thương Xót Chúa, Nhà Bè – do Cha Trần Đình Long chịu trách nhiệm... Chúng ta
tìm đến những nơi đó để xin khấn, xin ơn và nhất là xin cho khỏi bệnh, không bệnh
thể xác thì bệnh tâm hồn.
Thỉnh
thoảng, ở những nơi hành hương đó cũng có một vài người được chữa lành. Vấn đề
đặt ra cho chúng ta: Ai là người đã chữa lành cho chúng ta? Phải chăng chính Đức
Mẹ hay các thánh, hay một linh mục nào đó?
Thưa!
Chính Thiên Chúa, hay nói cụ thể là chính Đức Giê-su mới là người có khả năng
chữa lành cho chúng ta. Bài đọc 1 trích sách Ê-dê-ki-en cho chúng ta biết Thiên
Chúa là cho một vọt nước chảy ra từ ngưỡng cửa Đền Thờ và nước chảy đến đâu thì
mang lại sự sống đến đó. Tuy vậy, mạch nước đó chỉ là biểu tượng cho Mạch Nước
Trường Sinh là chính Đức Giê-su. Người chính là Nước Hằng Sống. Chỉ có Đức
Ki-tô mới có thể cứu vớt, chữa lành và mang lại sự sống cho con người.
Thật
vậy, dòng nước của hồ Bết-da-tha tự nó, không có sức chữa lành, nó chỉ có thể
chữa lành khi được Thiên Chúa cho phép các thiên thần khuấy lên mà thôi. Cũng vậy,
Đức Mẹ, hay các Thánh, hoặc bất kỳ một linh mục nào chúng ta nghe thấy có khả
năng làm phép lạ chữa lành bệnh thì cũng chỉ là công cụ cho Lòng Thương Xót của
Thiên Chúa mà thôi. Chính Thiên Chúa mới là người chữa lành.
Nếu
vậy, nhiều người đã sai lầm, bởi khi được lành bệnh, thay vì ca tụng Thiên
Chúa, chúng ta lại tôn vinh một người phàm lên như thánh, như Chúa. Nhiều người
hay đồn thổi với nhau: Cha đó hay lắm, thầy đó giỏi lắm, xin khấn gì cũng được...
Một khi làm như thế là chúng ta một mặt vô ơn với Thiên Chúa, mặt khác việc
chúng ta ca tụng một người phàm quá mức như thế là chúng ta phạm tội thờ ngẫu
tượng. Mà chính Chúa cũng đã nói: “Anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo
lại phải khốn khổ hơn trước.” (Ga 5,14)
Chúng
ta ngày nay hạnh phúc hơn người bại liệt khi xưa, không phải chờ đợi đến 38 năm
để được gặp Chúa. Bởi hằng ngày, nơi mỗi Thánh lễ và nhất là mỗi khi Chầu Thánh
Thể, chúng ta không chỉ được gặp gỡ Chúa, được diện đối diện với Chúa, hơn nữa
còn được rước Chúa vào lòng. Ấy vậy mà, ai trong chúng ta cảm nhận được Chúa chữa
lành. Đi lễ đấy, rước Thánh Thể Chúa đấy, chầu Thánh Thể đấy nhưng lòng chúng
ta ở đâu đâu chứ không phải ở bên Chúa.
Nói
tóm lại, chúng ta chưa được chữa lành là vì chúng ta chưa gặp được Chúa thật sự
trong chính nội tâm mình. Mùa Chay thánh quả là thời gian thuận tiện nhất để
chúng ta có dịp duyệt xét lại đời sống. Với thân phận con người, ắt hẳn chúng
ta mang nơi mình những yếu đuối của bệnh tật phần xác và cả những lỗi tội phần
hồn. Điều đó khiến lòng chúng ta luôn nặng trĩu, ù lỳ. Chân tay chúng ta cũng
như người bại liệt, tê cứng lại, không dám đối diện gặp gỡ Chúa. Vậy giờ đây,
chúng ta được mời gọi hãy can đảm lên, cậy trông và chạy đến với Nguồn Nước Chữa
Lành, Nước Hằng Sống của Thiên Chúa nơi Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải để
được chữa lành và cứu sống như người bại liệt khi xưa. Amen.
MAPHUC,SSS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét