Lễ Chúa Thánh Thần
Hiện Xuống – CĐ
Cv 2, 1-11; 1Cr
12,3b-7,12-13
Bài giảng
VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN
TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Kính thưa cộng đoàn, hôm nay hòa với
Giáo hội Hoàn Vũ chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Khi nói đến Chúa
Thánh Thần thì ai trong chúng ta cũng biết rằng Chúa Thánh Thần chính là Ngôi
Ba Thiên Chúa, đồng bản thể với Đức Chúa Cha và Chúa Con. Biểu tượng của Chúa
Thánh thần là: Lửa, Nước, Chim Bồ câu…Tuy nhiên, sâu xa hơn dường như nhiều người
vẫn chưa hiểu biết nhiều về vai trò Chúa Thánh Thần. Vì vậy, rất nhiều người có
vẻ xa lạ với Chúa Thánh Thần và hầu như chưa hiểu biết các công trình cũng như
hoạt động của Ngài và Ngài có giúp gì cho đời sống người Kitô hữu hay không?
Chính
vì thế, trong ngày mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm nay xin được chia sẻ
với cộng đoàn đề tài: VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
1. Thánh Thần, Đấng khơi lên
Tình yêu trong gia đình.
Có
bao giờ chúng ta tự hỏi: tại sao tôi yêu anh/chị đó mà không phải là người
khác? Văn hóa Đông phương cho rằng đó là do ông Tơ Bà Nguyệt se duyên nên hai
người mới yêu thương nhau và nên nghĩa vợ chồng. Còn theo thần thoại Hy lạp thì
cho rằng chẳng ai khác, chính thần tình yêu Cupis đã bắn mũi tên xuyên qua trái
tim của hai người vì thế họ yêu nhau. Tuy nhiên, trong niềm tin của chúng ta,
tình yêu có xuất phát từ chính Thiên Chúa. Thánh Gio-an đã định nghĩa: “Thiên
Chúa là tình yêu” (1Ga 4,16). Đời sống
gia đình được xây dựng trên nền tảng tình yêu. Đó là do Thiên Chúa tuôn đổ
Thánh Thần, nguồn mạch tình yêu xuống trên đôi bạn trẻ. Nhờ tình yêu đó mà họ
liên kết với nhau nên nghĩa phu phụ. Thật vậy, trong thư gửi tín hữu Rô-ma
thánh Phao-lô đã khẳng định:“Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng
ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Tuôn đổ là một thuật ngữ
của Kinh Thánh thường được dùng để chỉ Thánh Thần được ban cho các tín hữu một
cách tràn trề. Nhờ Chúa Thánh Thần, mà
con người biết yêu thương nhau. Do vậy, có thể nói Thánh Thần là Đấng
khơi dậy tình yêu trong đời sống gia đình.
Tuy
vậy, con người vốn tội lỗi và bất toàn, nên nhiều khi lẫn lộn không phân biệt
giữa tình yêu và tình dục. Chính vì thế, nhiều cặp vợ chồng đã tan vỡ khi một
trong hai không đáp ứng được nhu cầu tình dục của người kia. Vâng! Tình yêu mà
Chúa Thánh Thần khơi lên trong chúng ta, khiến chúng ta gắn kết với nhau vượt
lên trên cảm xúc tình dục, để qua đó, dù mỗi người có những giới hạn và cảm xúc
riêng nhưng tình yêu do Chúa Thánh Thần tác động vẫn có thể liên kết chúng ta
mà không làm cho chúng ta chán nản, thất vọng vì người mình yêu.
2. Thánh Thần khơi dậy sự sống
trong gia đình.
Nếu
như Thánh Thần là Đấng khơi lên tình yêu trong gia đình thì chính Ngài cũng là
nguyên nhân làm phát sinh sự sống. Sự sống này không chỉ là con đàn cháu đống,
nhưng còn là những hoa quả tốt đẹp mà Thần Khí mang lại như thư thánh Phao-lô gửi
tín hữu Ga-lát nói rõ: “Hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn
nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5, 22-23).
Như
vậy, chúng ta cần nhìn ra rằng hạnh phúc mình đang có, bao gồm con cái, tài sản
hoặc những thứ thiêng liêng như bình an, hoan lạc…đều là hoa trái của Chúa
Thánh Thần.
3. Thánh thần hiệp nhất mọi
thành viên trong gia đình.
Ngày
nay, nhiều gia đình tan vỡ nguyên nhân chính đó là mối dây hiệp nhất trong gia
đình bị phá vỡ. Lúc đó vợ chồng con cái chia rẽ, lục đục, tranh cãi nhau, khắc
khẩu với nhau. Tuy nhiên, nếu gia đình chúng ta biết cầu xin ơn Chúa Thánh Thần,
chắc chắn gia đình sẽ luôn bền vững vì biết hiệp nhất với nhau. Sự hiệp nhất
này xuất phát từ Thánh Thần, Đấng liên kết mọi thành viên.
Thật
vậy, Đức Giêsu biết chúng ta dễ chia rẽ, nên đã cầu xin cùng Chúa Cha cho các
tín hữu nói chung và gia đình nói riêng: Xin cho “tất cả nên một, như Cha ở
trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. (Ga 17,21). Sự hiệp
nhất chỉ có thể được thực hiện trong Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần sẽ liên
kết mọi người trong gia đình làm nên một thể thống nhất, một tế bào của Giáo hội.
Như
lời Đức Giê-su đã nói với các tông đồ: “Bình an cho anh em!” (Ga 20, 21). Vâng!
Chỉ có sự hiệp nhất mới mang lại cho gia đình nguồn bình an. Vì thế, mỗi khi
gia đình có chuyện gì lục đục, thì hơn bao giờ hết, mọi người cần cầu xin Chúa
Thánh Thần để Ngài hiệp nhất mọi người và ban bình an cho mọi người.
4. Thánh Thần giúp gia đình vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Sau
khi Chúa chết, các tông đồ rơi vào tình trạng rắn mất đầu, tất cả đều sợ hãi,
co cụm lại với nhau. Tuy vậy, trong ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần được ban xuống
thì tất cả các ông được đầy tràn sức mạnh, mạnh dạn mở tung cánh cửa bước ra
ngoài loan báo Tin mừng Phục sinh.
Cũng
vậy, đời sống gia đình không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ có những lúc cơm
không lành, canh không ngọt, khiến chúng ta sợ hãi, chán nản thì chính Thánh Thần
là Đấng thúc đẩy trong lòng mỗi người để chính mỗi thành viên, như các tông đồ,
dám đối đầu với những sóng gió, thay vì tìm cách tránh né hoặc muốn từ bỏ gia
đình.
Nói
tóm lại, tuy chúng ta không ý thức sự hiện diện cũng như những ơn ban nhưng
không của Chúa Thánh Thần, thế nhưng Ngài có vai trò rất quan trọng trong đời sống
của gia đình. Không có gia đình nào hạnh phúc, bình an mà không có bóng dáng của
Chúa Thánh Thần. Bởi Chúa Thánh Thần không chỉ là Đấng khơi lên tình yêu trong
gia đình, làm nảy sinh sự sống, liên kết mọi thành viên mà quan trọng nhờ ơn
Chúa Thánh Thần gia đình mới có thể đủ sức vượt qua mọi sóng gió thử thách.
Lm. Mar - Aug Bùi Văn Hồng
Phúc, SSS.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét