Chúa nhật 33 TN – Kính trọng
thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
(2Mcb 7, 1.20-29; Rm 8,
31-39; Lc 9, 23-26)
LỜI DẪN ĐẦU LỄ
Kính thưa cộng đoàn! Hôm nay chúng ta bước vào Chúa nhật 33
thường niên, kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã anh dũng hy sinh mạng sống mình,
quyết bảo vệ đức tin để làm sáng danh Chúa. Máu của các ngài đã trở nên phân
bón, khiến hạt giống đức tin nơi chúng ta được nảy nở và phát triển.
Chúng ta, những người còn trẻ, được mời gọi noi gương các bậc
cha anh, để rồi qua từng ngày sống, chúng ta cũng biết hy sinh bản thân qua đời
sống bác ái yêu thương để làm chứng cho danh Chúa.
Giờ đây chúng ta cùng thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành
mầu nhiệm thánh.
SÁM HỐI
1.
Lạy Chúa, Chúa
chính là vị tử đạo trỗi vượt trên muôn vàn các thánh tử đạo, hy sinh mạng sống
để chúng con được sống – Xin Chúa thương xót chúng con.
2.
Lạy Chúa, Chúa đã
thêm sức cho Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để các ngài đủ can đảm hy sinh mạng sống
quyết làm vinh danh Chúa – Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con.
3.
Lạy Chúa, Chúa đã
thiết lập Bí tích Thánh Thể để dưỡng nuôi và bổ sức cho chúng con, qua đó,
chúng con có sức mạnh mà làm chứng cho Chúa trong đời sống của mình – Xin Chúa
thương xót chúng con.
Xin
Thiên Chúa toàn năng thương xót và dẫn đưa chúng con đến sự sống muôn đời.
GIỚI TRẺ SỐNG TINH THẦN TỬ ĐẠO
Kính
thưa cộng đoàn phụng vụ và các bạn trẻ thân mến! Nếu ngày nay chúng ta vẫn bị bắt
bớ và cấm cách đạo như trước kia, thì cha tin chắc rằng rất nhiều bạn trẻ dám
hy sinh thân mình để bảo vệ đức tin. Nhưng tiếc rằng, cơ hội tử đạo như thế
không còn nữa.
Vậy,
chúng ta phải làm chứng cho Chúa bằng cách nào đây?
Thưa,
chúng ta phải làm chứng cho Chúa bằng chính lối sống của chúng ta. Lối sống đó
phải là lối sống thắm đượm tinh thần tử đạo. Vì thế, xin được chia sẻ với cộng
đoàn, cách riêng là các bạn trẻ đề tài: GIỚI TRẺ SỐNG TINH THẦN TỬ ĐẠO.
1.
SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
VỚI BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI, VÀ VỚI CHÚA.
Trước
hết, sống tinh thần tử đạo nghĩa là chúng ta phải sống có trách nhiệm với bản
thân, gia đình và xã hội.
Chúa
Giê-su được sinh ra là để sống cho một sứ mạng cao cả. Và cả cuộc đời Người chỉ
sống cho sứ mạng đó mà thôi. Trách nhiệm của Chúa là làm sao đưa nhân loại trở
về với với cội nguồn của mình là Thiên Chúa: “Lạy Cha chí thánh xin gìn giữ các
môn đệ trong danh Cha, mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. (Ga
17,11).
Các
Thánh Tử Đạo đã sống trọn vẹn trách nhiệm của mình. Chắc chắn các ngài không chỉ
chu toàn trách nhiệm với gia đình, mà quan trọng là các ngài chu toàn trách nhiệm
với Thiên Chúa. Cho dầu bị giết chết, các ngài vẫn quyết tâm bảo vệ Danh Chúa.
Qua cái chết của mình, các ngài góp phần làm cho Danh Chúa được rạng tỏ.
Ngày
nay, nhiều bạn trẻ sống thiếu trách nhiệm với bản thân qua việc sống vô mục
đích, hường thụ, thực dụng; thiếu trách nhiệm với gia đình, và xã hội khi không
biết tự trưởng thành, không biết tự lập, sống ích kỷ, vô cảm; thiếu trách nhiệm
với Chúa trong việc làm không những sa sút trong đời sống đạo mà còn gây cớ vấp
phạm cho người khác trong việc sống thiếu bác ái, yêu thương.
Vì
thế, sống tinh thần tử đạo trước hết những người trẻ phải sống có trách nhiệm với
chính mình, với gia đình – xã hội và với Chúa.
2.
DÁM HY SINH BẢN
THÂN
Tinh
thần thứ hai là dám hy sinh bản thân. Chúa Giê-su đã hy sinh chính đời sống của
mình để cứu chuộc nhân loại. Người vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất
quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh
quang mặc lấy thân phận con người. Không những thế, Người lại còn hy sinh chính
thân mình để mang lại sự sống cho nhân loại.
Các
thánh tử đạo là người đã noi gương hy sinh của Chúa cách triệt để. Trước sự chọn
lựa nếu muốn sống thì phải chối Chúa, còn không chối Chúa thì sẽ chết. Các ngài
đã dám hy sinh mạng sống mình, quyết không từ chối Chúa. Bài đọc một trích sách
Ma-ca-bê quyển thứ hai cho ta thấy được tinh thần anh dũng của những người trẻ,
dám hy sinh mạng sống mình, quyết không chối bỏ Thiên Chúa.
Nhiều
bạn trẻ ngày này không bao giờ biết hy sinh bởi nhiều người nghĩ rằng: Hy sinh
là một thứ gì đó thiệt thòi, mất mát. Thế nên, đã xảy ra trong giới trẻ một lối
sống ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ, đòi buộc người khác phải phục vụ mình thay vì
mình hy sinh cho một ai đó.
Nếu
các bạn trẻ có tinh thần hy sinh thì chắc chắn đời sống của các bạn sẽ trở
thành chứng nhân cho Chúa giữa xã hội vô thần hiện nay.
3.
LÀM VIỆC BÁC ÁI
Tinh
thần tử đạo chính là một đời sống bác ái, yêu thương. Bác ái nghĩa là phải biết
yêu thương tha nhân. Điều này được rút ra từ những bài giảng của Chúa. Thật vậy,
mến Chúa yêu người là giới răn tóm gọn toàn bộ lề luật.
Các
Thánh Tử Đạo chắc chắn là những người đã sống trọn vẹn giới răn yêu thương. Yêu
thương đã trở thành nếp sống của các ngài. Qua đó, vì yêu thương được những con
người hữu hình, nên các ngài cũng đã yêu thương được Thiên Chúa là Đấng vô
hình. Như lời thánh Gioan trích trong thư thứ nhất của mình đã nói: Ai không
yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ
không trông thấy. (1Ga 4, 20).
Giới
trẻ phải là những người đi đầu trong việc sống bác ái yêu thương. Đó không chỉ
là lý thuyết mà phải là việc làm cụ thể. Qua việc biết chia sẻ, giúp đỡ người khác. Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống thác loạn, để cho bản
năng và tình dục làm chủ. Vì thế đã gây ra biết bao tệ nạn trong đời sống. Là
những người trẻ Công Giáo, chúng ta được mời gọi trở thành những chứng nhân cho
mọi người qua đời sống bác ái yêu thương.
Nói
tóm lại, mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, mỗi người chúng ta được mời gọi noi
gương bắt chước tinh thần tử đạo của các ngài. Tử đạo ngày nay không còn lên
pháp trường để chịu chết nữa, mà tử đạo phải được thể hiện qua chính đời sống của
chúng ta. Đó là một đời sống có trách nhiệm, chịu thiệt thòi để hy sinh và biết
làm việc bác ái.
Nêu
chúng ta làm được như thế trong đời sống của mình, chắc chắn rằng, sau khi từ
giã cuộc sống này, chúng ta sẽ được Chúa trao cho cành thiên tuế chiến thắng
như Chúa đã trao cho Các Thánh Tử Đạo vậy.
Xin
được kết thúc bài chia sẻ này với các khẩu hiệu mà Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh
Hà Nội tại Hải Phòng đã đưa ra chỉ cách đây ít ngày:
1.
Giới trẻ Công
giáo nói không với sống thử.
2.
Giới trẻ Công
giáo nói không với bạo lực.
3.
Giới trẻ Công
giáo nói không với hận thù ghen ghét.
4.
Giới trẻ Công
giáo nói không với chối bỏ đức tin.
5.
Giới trẻ Công
giáo nói không với sống vô cảm.
6.
Giới trẻ Công
giáo nói không với bỏ lễ Chúa nhật.
7.
Giới trẻ Công
giáo nói không với ly hôn.
8.
Giới trẻ Công
giáo nói không với ma túy.
9.
Giới trẻ Công
giáo nói không với cờ bạc.
10.
Giới trẻ Công
giáo nói không với lười biếng.
Lm. Mar – Aug Bùi Văn Hồng Phúc, SSS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét